Hướng dẫn cách bố trí bếp chữ L cho không gian sống hiện đại

vi sao nen chon bep chu l

Hiện nay, gian bếp đã trở thành khu vực quan trọng, được đầu tư trong mỗi gia đình. Việc sắp xếp gian bếp không chỉ để thuận lợi trong quá trình sử dụng mà còn đảm bảo vấn đề hợp phong thủy. Hãy theo dõi nội dung sau đây để được Việt Đức Home hướng dẫn cách bố trí bếp chữ L sao cho hiện đại, đảm bảo công năng sử dụng nhưng vẫn đề cao tính thẩm mỹ.

Vì sao nên bố trí bếp chữ L đúng chuẩn?

Bếp chữ L hiện đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay vì có nhiều ưu điểm. Trong đó, việc sắp xếp, bố trí tủ bếp sao cho đúng chuẩn đóng vai trò rất quan trọng bởi vì:

  • Sắp xếp tủ bếp chữ L hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng để đảm bảo công năng của tủ bếp.
  • Tiết kiệm diện tích của khu vực bếp, phù hợp với nhiều diện tích của nhiều gia đình khác nhau, tạo nên sự linh hoạt cho việc bố trí.
  • Có thể tận dụng được mọi “góc chết”” trong khu vực bếp, giúp không gian nấu nướng rộng rãi hơn, thuận tiện cho việc nấu nướng, ít cản trở.
  • Có thể tích hợp với nhiều tiện ích khác trong gian bếp như ô chứa lò vi sóng, lò nướng, máy rửa chén,…
  • Phù hợp với yếu tố phong thuỷ, hạn chế tối đa những cấm kỵ trong phong thuỷ nhà bếp, từ đó giúp gia chủ thu hút may mắn, tài lộc,…
cach bo tri bep chu l 1
Việc biết cách bố trí bếp chữ L đúng chuẩn đóng vai trò rất quan trọng trong không gian sống của mọi gia đình.

Hướng dẫn chi tiết cách bố trí tủ bếp chữ L đẹp và hợp phong thủy

Bạn có thể tham khảo một số cách bố trí, sắp xếp của tủ bếp được nhiều gia chủ áp dụng trên thị trường hiện nay qua nội dung sau đây!

Lựa chọn kích thước tủ bếp chữ L đúng phong thuỷ

Tủ bếp chữ L thông thường sẽ bao gồm 2 loại tủ bếp, đó là tủ bếp trên và tủ bếp dưới với các kích thước tiêu chuẩn như sau:

  • Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp dưới: Chiều sâu từ 45cm – 50cm; Chiều cao 80cm – 90cm; Mặt bàn bếp dưới khoảng 60cm.
  • Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp trên: Chiều sâu từ 30cm – 35cm; Chiều cao 35cm – 90cm.
  • Khoảng cách tiêu chuẩn giữa 2 tủ bếp trên và tủ bếp dưới từ 40 cm – 60 cm.

Bố trí các khu vực chức năng của mẫu tủ bếp chữ L

Các khu vực chức năng cơ bản mà mỗi tủ bếp đều không thể thiếu đó là bồn rửa chén, tủ lạnh, bếp để nấu nướng,…

Theo đó, để đảm bảo đáp ứng đủ công năng sử dụng của khu vực này, nhiều gia chủ đã áp dụng cách bố trí bếp chữ L theo thứ tự như sau: Phần cánh bếp chữ L lớn hơn nên đặt bồn rửa chén; Kế bên bồn rửa chén thông thường là một chiếc tủ lạnh âm tường; Bên còn lại của bồn rửa chén nên dành cho khu vực nấu nướng,…

cach bo tri bep chu l 2
Hướng dẫn cách bố trí các khu vực công năng của tủ bếp chữ L.

Hướng dẫn cách sắp xếp thêm quầy bar hoặc bàn đảo

Để tăng diện tích sử dụng và cũng là để tủ bếp của gia đình trở nên hiện đại, ấn tượng hơn, nhiều gia chủ thường thiết kế thêm quầy bar hoặc bàn đảo. Những khu vực được thiết kế thêm sẽ được đặt ở vị trí trung tâm bếp giúp quá trình thao tác thuận tiện hơn.

Trong đó, để tiết kiệm diện tích, những gia đình có diện tích nhỏ như căn hộ chung cư thường tích hợp thêm chậu rửa, bếp từ,… trên bàn đảo. Đây cũng là một cách bố trí bếp chữ L được các chuyên gia kiến trúc đánh giá cao vì vừa đảm bảo công năng sử dụng, tối ưu diện tích vừa giúp gian bếp trở nên ấn tượng hơn.

Áp dụng yếu tố phong thuỷ khi bố trí bếp chữ L

Có 2 yếu tố phong thuỷ quan trọng bạn cần quan tâm khi bố trí tủ bếp, đó là hướng và màu sắc. Cụ thể sẽ được Việt Đức Home giải đáp như sau:

  • Hướng tốt để bố trí bếp của gia đình là hướng Đông Nam; Không nên đặt tủ bếp ở phía Nam vì đây là hành Hoả theo phong thuỷ khi lửa (từ trong bếp) nếu được thêm Hoả sẽ dễ dẫn đến hỏa hoạn, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình
  • Màu sắc của tủ bếp nên tương hợp với mệnh của gia chủ, không nên chọn màu tương khắc vì sẽ ảnh hưởng đến công danh, may mắn của gia chủ và những người thân trong gia đình.

Tham khảo 5 cách bố trí bếp chữ L tiện nghi cho không gian sống của gia đình

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cách bố trí cho gian bếp tương lai của gia đình mình thì hãy tham khảo ngay một số cách được Việt Đức Home giới thiệu sau đây.

Cách bố trí tủ bếp chữ L theo nguyên tắc công năng sử dụng

Trên thực tế, các thao tác được thực hiện trong quá trình nấu ăn tại gian bếp đều được thực hiện theo một quy trình cơ bản nhất định. Bao gồm các bước: Lấy đồ ăn trong tủ lạnh hoặc trên mặt tủ bếp; Các nguyên liệu được đem đi rửa sạch, sơ chế như để ráo, cắt nhỏ, ướp; Sau đó đem nấu nướng,…

Vì vậy, khi bố trí các khu vực công năng của tủ bếp, gia chủ cần sắp xếp ít nhất 5 khu vực sau đây để người nội trợ thao tác. 

  • Nơi để chứa/đựng thực phẩm.
  • Nơi để các vật dụng chế biến thức ăn như: thớt, dao,…
  • Nơi để vệ sinh, làm sạch thực phẩm
  • Nơi để người nội trợ sơ chế thực phẩm trước khi nấu
  • Cuối cùng là nơi để chế biến thức ăn.

Sắp xếp khu vực tủ bếp theo nguyên tắc luồng công việc này vừa giúp không gian bếp gọn gàng, vừa giúp quá trình thao tác được nhanh chóng hơn.

cach bo tri bep chu l 3
Tủ bếp chữ L được bố trí theo nguyên tắc luồng công việc giúp quá trình nấu nướng thuận tiện hơn.

Áp dụng nguyên tắc “tam giác” khi bố trí tủ bếp chữ L

Nguyên tắc này thường được áp dụng với những gia đình có diện tích sống nhỏ như nhà ống, căn hộ, khách sạn,… Nguyên tắc này được phát triển dựa trên thực tế quan sát các thao tác của người nội trợ trong gia đình.

Cụ thể, trong quá trình nấu nướng, người nội trợ sẽ hoạt động theo ba vị trí chính tương ứng với 3 thao tác: sơ chế, vệ sinh/rửa và nấu nướng. Nếu áp dụng cách bố trí bếp chữ L này thì “đầu bếp” của gia đình sẽ không cần di chuyển quá nhiều mà chủ cần đứng một chỗ cũng có thể thực hiện mọi việc.

Phân chia khu vực tủ bếp chữ L bằng một cửa sổ

Việc tận dụng cửa sổ trong gian bếp của gia đình không còn là điều xa lạ với các gia chủ. Điều này đem đến nhiều lợi ích như:

  • Tiết kiệm điện năng sử dụng của gia đình
  • Giúp không gian trở nên sáng sủa, sạch đẹp hơn
  • Giảm bớt mùi thức ăn trong không gian sống

Và việc bố trí một cửa sổ nhỏ ở tủ bếp chữ L còn giúp gia chủ biết cách phân chia, bố trí các khu vực công năng của gia đình. Theo đó, một bên của bếp chữ L cạnh cửa sổ là khu vực để nguyên vật liệu, bồn rửa; Bên cạnh còn lại sẽ là nơi chứa bếp nấu.

Cách bố trí tủ bếp chữ L theo nguyên tắc phong thủy

Dưới đây là một số lưu ý mà gia chủ cần quan tâm khi áp dụng cách bố trí bếp chữ L theo phong thủy:

  • Hướng lý tưởng nhất để đặt nhà bếp là hướng Đông Bắc, giúp gia chủ thu hút tài lộc, may mắn, con đường công danh của mọi thành viên trong gia đình thuận lợi hơn.
  • Nên lựa chọn các phụ kiện trong nhà bếp phù hợp với màu sắc phong thuỷ bản mệnh của gia chủ. Ví dụ, nếu gia chủ mệnh Thuỷ thì nên chọn tủ bếp có màu xanh, nâu đất,…
  • Nếu nhà bếp thường có những thức ăn nặng như ngũ cốc, nguyên liệu khô,… thì không nên cất ở vị trí có hướng Nam và Tây của khu vực bếp.
  • Không nên đặt bồn rửa và bếp ở cạnh nhau vì Thuỷ và Hoả khắc nhau, sẽ ảnh hưởng đến may mắn, tài lộc của gia chủ và những người thân trong gia đình.
cach bo tri bep chu l 4
Một số nguyên tắc mà gia chủ cần quan tâm khi bố trí công năng của tủ bếp chữ L.

Cách bố trí bếp chữ L sao cho tối đa hóa không gian lưu trữ

Để tối đa hoá không gian lưu trữ thì Việt Đức Home thường khuyến khích gia chủ nên thiết kế những chiếc tủ cao kịch trần, tủ dưới với không gian lưu trữ rộng:

  • Khoang tủ bếp trên: Gia chủ có thể sử dụng để lắp đặt, tích hợp thêm các phụ kiện như giá bát nâng hạ, máy hút mùi, giá bát cố định,…
  • Đối với khoang tủ bếp dưới: Gia chủ có thể sử dụng để lắp đặt các phụ kiện khác như thùng gạo, thùng rác, ngăn kéo bát đĩa, xoong nồi,…

Ngoài ra, để tối ưu hoá diện tích sử dụng, một phương pháp khác cũng được nhiều gia chủ lựa chọn đó là thiết kế thêm khu vực quầy bar, đảo bếp,… Tuy nhiên, cách bố trí bếp chữ L này chỉ nên áp dụng với những gia đình có thói quen thường xuyên tổ chức các buổi tụ tập, gặp gỡ mọi người tại gia.

Tham khảo một số cách bố trí tủ bếp chữ L đẹp, đúng chuẩn phong thuỷ

Sau đây là một số cách bố trí bếp chữ L đẹp, đúng chuẩn phong thuỷ, tối ưu công năng được nhiều gia chủ lựa chọn hiện nay!

cach bo tri bep chu l 5
Hướng dẫn cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L thuận tiện trong quá trình người nội trợ của gia đình thao tác.
cach bo tri bep chu l 6
Kết hợp thêm khu vực bàn đảo giúp gian bếp của gia đình đẹp, ấn tượng hơn.
cach bo tri bep chu l 7
Cách bố trí bếp chữ L đơn giản nhất là bao gồm 3 khu vực chính: Chỗ để đặt nguyên liệu, khu vực vệ sinh và khu vực nấu nướng thức ăn.
cach bo tri bep chu l 8
Bên cạnh việc bố trí các khu vực công năng của tủ bếp thì bạn cần quan tâm đến màu sắc tổng thể của gian bếp.
cach bo tri bep chu l 9
Tuỳ vào nhu cầu và sở thích của gia chủ mà có thể bố trí, sắp xếp tủ bếp cho phù hợp.

3 lưu ý quan trọng khi áp dụng cách bố trí bếp chữ L

  • Bố trí khu vực bếp nấu có khoảng cách an toàn với nơi rửa bát, khoảng cách tối thiểu giữa 2 khu vực này là 60cm.
  • Phải đặt các đồ dùng nguy hiểm như dao, thớt, lò nướng ở vị trí an toàn, tránh xa tầm với của trẻ em.
  • Quan trọng nhất là hệ thống dây điện, ổ điện tuyệt đối phải thiết kế cách mặt bếp ít nhất 15cm.

Trên đây là tất cả thông tin chia sẻ của Việt Đức Home liên quan đến cách bố trí bếp chữ L sao cho đúng chuẩn, vừa đảm bảo an toàn vừa tối ưu công năng sử dụng. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn cần tư vấn thêm bất cứ vấn đề nào khác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *