Sơn gỗ công nghiệp được biết đến là lớp bảo vệ bên ngoài giúp cho các sản phẩm gỗ công nghiệp thêm bắt mắt, đa dạng màu sắc, chống thấm nước, tăng độ bền và tuổi thọ của chúng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại sơn gỗ công nghiệp và cách sơn cho đúng kỹ thuật trong bài viết này.
Vai trò sơn gỗ công nghiệp
Ngày nay, các sản phẩm nội thất làm từ gỗ công nghiệp đang ngày càng phổ biến và rất được uwua chuộng bởi các gia đình trẻ. Không chỉ có giá thành rẻ hơn rất nhiều sơ với đồ được làm từ gỗ nguyên khối mà chúng còn có chất lượng tốt hơn, bền hơn và mẫu mã đa dạng hơn.
Tuy nhiên, chỉ sử dụng gỗ công nghiệp thôi chưa đủ, người thợ làm mộc đã kết hợp các tấm gỗ với màu sơn công nghiệp để tạo ra những sản phẩm với đa dạng màu sắc, chống ẩm tốt, độ bóng cao và hạn chế các vết xước trên bề mặt rất tốt. Các dòng sơn phổ biến thường được dùng nhiều nhất là sơn gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF.
Như vậy sơn gỗ công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra các tác phẩm nội thất hiện đại, hợp xu hướng, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Bảng màu sơn gỗ công nghiệp
Nhu cầu sử dụng nội thất đa sắc màu, hợp phong thủy càng ngày càng tăng vậy nên bảng màu sơn gỗ công nghiệp cũng được đa dạng màu sơn. Hệ thống các màu sơn được ký hiệu theo chữ cái và số tùy thuộc vào từng đơn vị sản xuất. Mỗi cơ sở sản xuất sẽ có một cách đặt tên bảng màu sơn công nghiệp khác nhau.
Phân biệt các loại sơn gỗ công nghiệp
Các loại sơn gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay có thể kể đến là sơn PU, sơn 2k và sơn NC 1 thành phần. Mỗi loại sơn này đều sở hữu những ưu điểm vượt trội riêng, phù hợp với từng loại chất liệu gỗ khác nhau. Và dĩ nhiên chúng cũng có những nhược điểm chưa thể khắc phục.
Sơn gỗ công nghiệp – Sơn PU
Sơn PU có tên khoa học là Polyurethane. Loại sơn này có 4 thành phần chính với công dụng khác nhau tạo ra một chất kết dính rắn chắc, bảo vệ bề mặt gỗ luôn bóng mịn và không trầy xước. 4 thành phần trong sơn PU công nghiệp bao gồm:
- Chất kết dính (polyisocyanate)
- Chất đóng rắn tạo bề mặt rắn chắc
- Dung môi để hoà tan các chất kết dính và chất đóng rắn
- Thành phần tạo màu giúp đa dạng màu sơn trên sản phẩm.
Với các thành phần kêt trên, sơn PU có ưu điểm che mờ được các khuyết điểm của tấm gỗ công nghiệp, tạo độ bóng cho bề mặt giúp tăng tính thẩm mỹ và giảm thiểu tối đa các vết xước vào bề mặt đồ dùng trong khi di chuyển và sử dụng.
Màu sơn PU thường rất bền, ít thấy các hiện tượng như phai màu, tạo vệt ố vàng trên bề mặt hay loang lổ khi tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Như vậy, sơn PU được ưa chuộng dùng trong thi công đồ nội thất và cả đồ dùng ngoài trời như sơn mái mưa, mái hiên, cánh cửa…
Ngoài ra, sơn PU có thể được dùng cho các bề mặt khác như kim loại, gỗ tự nhiên, nhựa… Tất cả bề mặt được phủ lớp sơn PU đều có độ bóng cao và giữ được chất lượng sản phẩm qua thời gian dài.
Sơn gỗ công nghiệp – Sơn 2K
Tương tự như sơn PU, khi sử dụng sơn gỗ công nghiệp 2K cho bề mặt tấm gỗ sẽ có khả năng kháng nước, chống chịu lực tốt, bóng mịn nâng cao tính thẩm mỹ.
Sơn 2K là dòng sơn cao cấp có thành phần chính chủ yếu là sơn và dung môi. Phần màu sắc sẽ được pha chung và lắc đều trước khi thi công công trình. Bên cạnh đó, sơn 2k nổi trội hơn so với sơn PU ở điểm thời gian khô sơn khá nhanh, người thợ có thể tiết kiệm được thời gian thi công.
Sơn gỗ công nghiệp NC 1 thành phần
Sơn gỗ công nghiệp NC 1 thành phần rất được ưa chuộng dùng cho những đồ gỗ nội thất. Cũng thuộc dòng sơn chất lượng cao, có độ bám dính tốt, độ che phủ cao và độ bóng vượt trội nên rất thích hợp sơn lên các bề mặt đồ nội thất để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Tuy nhiên sơn NC 1 thành phần lại có độ cứng kém hơn 2 dòng sơn kể trên. Lớp sơn này sẽ dễ bị bong nếu gặp ánh nắng trực tiếp. hơn nữa độ cứng của lớp sơn NC1 thành phần cũng không cao nên không được khuyên dùng cho đồ gỗ ngoại thất.
Quy trình sơn gỗ công nghiệp đạt chuẩn chất lượng
Các bước chuẩn bị trước khi thi công
Trước khi thực hiện việc sơn trang trí cho gỗ công nghiệp, người thợ cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:
Tấm gỗ công nghiệp cần sơn
Điều đầu tiên không thể thiếu đó là chuẩn bị tấm gỗ công nghiệp sẽ sơn. Một số loại gỗ công nghiệp có thể sơn màu là gỗ MFC, MDF và HDF. Sau đó tiến hành bước kiểm tra bề mặt các lớp gỗ với 3 tiêu chí:
- Mặt phẳng phải sạch sẽ, không bám bụi bẩn
- Miếng gỗ không được có vết nứt
- Các mặt của miếng gỗ được mài mịn và thật phẳng
Với trường hợp bề mặt miếng gỗ chưa đạt yêu cầu, không được bằng phẳng thì người thợ nên dùng bột mastic để xử lý chỗ bị lỗi. Khoảng 2-4h sau, lớp bột mastic đã khô thì có thể sử dụng giấy nhám để đánh cho bề mặt tấm gỗ phẳng ra. Bước này hãy làm thật nhẹ tay để không bị ảnh hưởng đến những vùng gỗ xung quanh.
Chọn loại sơn gỗ công nghiệp phù hợp
Sơn gỗ công nghiệp có 3 loại phổ biến như kể trên, ngoài ra còn một số dòng sơn khác trên thị trường tuy nhiên hầu hết có chất lượng kém hơn hoặc giá thành cao hơn hẳn. Vậy nên chọn một trong ba loại sơn PU, sơn 2K hoặc sơn NC 1 thành phần là hợp lý nhất.
Tiếp theo là chọn màu sơn để pha cho phù hợp với sở thích, phong thủy của gia chủ. Nếu muốn màu sơn lên bề mặt là màu sáng thì lớp sơn lót sẽ chọn màu trắng. Còn muốn sơn bề mặt màu tối thì hãy chọn sơn lót màu xám để dễ cân bằng màu sắc sau khi sơn khô.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, máy móc, thiết bị hỗ trợ
Nếu người thợ làm thủ công thì cần chuẩn bị chổi sơn, súng phun loại nhỏ có thể cầm tay, túi bóng bọc quanh. Nhưng nếu làm với quy mô lớn như quy trình sản xuất đồ nội thất của Việt Đức Home thì chúng tôi sử dụng máy phun sơn công nghiệp.
Với máy phun sơn công nghiệp, các hạt sơn bắn ra rất nhỏ và đều, phủ kín toàn bộ bề mặt gỗ mà không để lại cặn hay vết quét như dùng chổi sơn. Hơn nữa máy phun công nghiệp còn giúp tăng hiệu suất làm việc một ngày gấp mấy lần so với công nhân thủ công.
Cách sơn gỗ công nghiệp đúng kỹ thuật
Có 4 bước cần thực hiện để sơn gỗ công nghiệp đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm:
Bước 1: Sơn lớp lót
Sơn lót chính là lớp sơn đầu tiên được phun lên bề mặt lớp gỗ. Lớp sơn này có độ kết dính cực tốt giúp liên kết bề mặt gỗ với các lớp sơn màu, sơn bóng về sau. Sơn lót tốt sẽ giúp lớp sơn gỗ công nghiệp không bị bong tróc và bền màu.
Để thực hiện sơn lót cho bề mặt gỗ, thợ sơn nên tiến hành theo các bước sau:
- Dùng dụng cụ sơn để quét sơn lên bề mặt gỗ, có thể là chổi hoặc súng phun. Đối với súng phun công nghiệp thì điều chỉnh áp lực về mức 8kg/cm2 và để góc mở của vòi phun ở mức 30 độ. Sơn qua lại 3 lượt là được.
- Chờ khoảng từ 20 đến 60 phút để lớp sơn được khô hoàn toàn và không bị đọng nước. Tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu tại thời điểm thi công.
- Sau khi kiểm tra lớp lót đã đạt tiêu chuẩn thì sử dụng giấy nhám 400 ma sát nhẹ nhàng lên bề mặt lớp sơn để kiểm tra tình trạng của lớp lót. Nếu khi chà thấy mượt tay, nhiều bột mịn bong ra và không bị rít tay khi chà thì sẽ tiếp tục làm lần lượt xuôi theo chiều vân của tấm gỗ.
Bước 2: Sơn lớp giữa
Lớp sơn ở giữa còn được gọi là sơn bóng, giúp bảo vệ cho đồ dùng khỏi các tác động lực mạnh. Lớp sơn giữa sẽ được sơn sau khi kiểm tra lớp sơn lót đạt chuẩn. Các bước tiến hành như sau:
- Sử dụng chổi quét sơn hoặc con lăn để thực hiện sơn lớp giữa. tương tự như lớp sơn lót, cũng sơn lần lượt 3 lớp.
- Lớp sơn giữa cũng có thời gian khô ngang bằng lớp sơn lót. Thợ sơn tiếp tục dùng giấy nhám chà mịn như cách làm với sơn lót.
- Sau đó sẽ chờ từ 3 đến 8 tiếng để lớp sơn khô hoàn toàn. Một số loại sơn lớp giữa có thời gian lâu khô hơn, sẽ lên đến 12h.
Bước 3: Sơn lớp ngoài cùng
Một số lưu ý khi sơn lớp ngoài cùng:
- Tiến hành sơn lớp ngoài cùng sau khi lớp giữa đã khô hoàn toàn. Nên vệ sinh thật sạch bề mặt gỗ để không bị dính cặn trong quá trình chà nhám trước.
- Ở bước sơn này, thợ sơn cần điều chỉnh súng phun về góc 60 độ và vẫn giữ nguyên áp lực hơi như trên. Khi phun cần giữ khoảng cách vòi phun tới bề mặt gỗ tầm 50cm để sơn được phủ đều hơn và không bị vón cục.
- Lớp sơn này sẽ được sơn từ 1 đến 2 lần để màu lên được đồng đều hơn.
Bước 4: Dặm màu và phun bóng
Khi lớp sơn ngoài cùng đã khô thì có thể dùng giấy nhám chà nhẹ 1 lượt để kiểm tra màu sơn đã đồng đều hay chưa. Nếu phần nào bị nhạt có thể dặm thêm 1 lớp sơn mỏng. Sau đó sẽ phun sơn bóng để giữ cho màu sơn được bền hơn.
Thời gian chờ cho lớp sơn bóng khô hoàn toàn từ 8-12 tiếng. Sau đó tấm gỗ có thể mang đi chế tác ra các sản phẩm nội ngoại thất phục vụ cho nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp thông tin về sơn gỗ công nghiệp và cách sơn sao cho đạt chuẩn chất lượng. Quý khách hàng có thắc mắc hay nhu cầu mua sắm các sản phẩm nội ngoại thất từ gỗ công nghiệp thì hãy để lại bình luận để đội ngũ tư vấn viên của Việt Đức Home có thể hỗ trợ kịp thời.