Gỗ MDF và MFC khác nhau như thế nào? So sánh gỗ MFC và MDF

Hiện gỗ MDF và MFC là hai loại chất liệu gỗ công nghiệp đang chiếm đến 80% thị trường nội thất hiện đại bởi tính tiện dụng trong mọi thiết kế và có độ bền cao. Tuy nhiên, hai loại gỗ này là gì, cấu tạo ra sao và so sánh gỗ MFC và MDF có gì khác biệt thì không phải ai cũng biết.

Hãy cùng Việt Đức Home tìm hiểu tất cả những thông tin về hai loại gỗ này qua bài viết sau đây!

Khái niệm gỗ MFC và gỗ MDF

1. Gỗ MFC là gì?

MFC (viết tắt của Melamine Faced Chipboard) là loại ván gỗ dăm được phủ thêm lớp melamine để bảo vệ bề mặt và tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo. Thế nên MFC còn được gọi là gỗ ván dăm.

Ván gỗ dăm được sản xuất từ các loại cây ngắn ngày (cao su, bạch đàn,…), xử lý qua nhiều công đoạn bằng hệ thống máy móc hiện đại và dây chuyền khép kín.

MFC có độ bền cao, chịu lực tốt và khả năng bám ốc vít vượt trội. Đây là loại chất liệu được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các thiết bị đồ dùng nội thất như tủ, giường, bếp,… và phù hợp với mọi không gian từ nhà ở, văn phòng, cửa hàng,…

Gỗ MFC có hai loại: MFC chống ẩm và MFC thường

2. Gỗ MDF là gì?

MDF (viết tắt của Medium Density Fiberboard) là loại gỗ ván sợi mật độ trung bình. Thành phần chính của MDF là bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất chống mối mọt/ ẩm mốc, bột độn vô cơ được ép ở nhiệt độ và áp suất cao.

Một trong những ưu điểm khiến MDF trở thành loại gỗ được ưa chuộng chính là ở độ mịn hoàn hảo. Và MDF cũng thường được dùng để sản xuất các sản phẩm nội thất hiện đại, sử dụng trong không gian gia đình, trường học, văn phòng,…

Gỗ MDF có kết cấu và bề mặt láng mịn hơn gỗ ván dăm MFC

Nhìn chung, cả hai loại gỗ đều được sử dụng để sản xuất các đồ dùng nội thất hiện đại, ứng dụng trong không gian gia đình, trường học, văn phòng, … Vậy chúng có gì khác biệt? Cùng Việt Đức Home tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

So sánh gỗ MFC và MDF

Nhìn chung, gỗ MFC và MDF được sản xuất theo những quy trình và tiêu chuẩn khác nhau nên sẽ sở hữu những cấu tạo và công năng riêng biệt.

Vậy gỗ MDF và MFC khác nhau thế nào? Quý khách hàng có thể so sánh và nhận biết hai loại gỗ thông dụng này dựa vào những thông tin sau đây.

1. Cấu tạo gỗ MDF và MFC khác nhau thế nào?

Về cơ bản, gỗ MDF và MFC đều đảm bảo quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn và sở hữu những ưu điểm nổi bật. Điểm khác nhau về cấu tạo của hai loại gỗ này có thể kể đến như:

  • Gỗ MFC gồm cốt ván dăm và lớp melamine. Ván dăm được sản xuất bằng cách băm nhỏ gỗ bằng hệ thống máy móc hiện đại theo những tiêu chuẩn riêng tạo nên dăm gỗ và sau đó tiến hành sấy khô.

Để cho ra thành phẩm ván gỗ MFC đến tay quý khách hàng, nhà sản xuất gỗ sẽ trộn dăm gỗ cùng các chất keo tạo độ kết dính rồi ép chặt để tạo thành dạng tấm.

  • Gỗ MDF thì có thành phần chính là sợi gỗ, chất kết dính và một số thành phần khác (paraffin wax, chất chống mốc, côn trùng,…). Các loại sợi gỗ hay bột gỗ được tạo nên từ việc nghiền nát các phần phụ phẩm như nhánh cây, dăm gỗ, vụn gỗ,…

Sau đó, chúng được kết dính với nhau bằng keo và trải qua nhiều lần ép để tạo nên tấm gỗ hoàn thiện.

2. Cách nhận biết và phân biệt MFC và MDF

Đối với những sản phẩm đã hoàn thiện, việc xác định đó là gỗ MFC hay MDF là vô cùng khó khăn. Để nhận biết, quý khách hàng cần quan sát kỹ kết cấu gỗ bên trong thông qua các vết khoan cắt hoặc vị trí bản lề. 

  • Gỗ MFC: Vì được ép từ ván dăm nên sẽ dễ dàng nhận thấy dăm gỗ nhỏ, trông có vẻ thô ráp được kết dính lại với nhau, độ tự nhiên kém. Độ dày tiêu chuẩn của gỗ MFC là 18mm, 25mm với kích thước 1200x2400mm. Gỗ khi gia công dễ xảy ra tình trạng bị mẻ cạnh và chỉ được phủ lớp melamine. 
  • Gỗ MDF: Được làm từ sợi gỗ hoặc bột gỗ cắt rất nhỏ tạo nên bề mặt mịn màng và tự nhiên không kém gỗ thật, không bị mẻ cạnh khi gia công. Độ dày MDF theo tiêu chuẩn gồm: 9mm, 12mm, 15mm. Có nhiều loại phủ bề mặt như melamine, laminate, veneer,…

Gỗ MDF và MFC loại nào tốt hơn?

Để có câu trả lời cho thắc mắc loại gỗ nào tốt hơn, hãy cùng Việt Đức Home tìm hiểu ưu nhược điểm của từng loại nhé!

1. Ưu nhược điểm gỗ MFC và MDF

Gỗ MFCGỗ MDF
Ưu điểmVán gỗ dăm có độ bền bỉ và cứng cáp cao, đặc biệt là chịu lực theo phương thẳng đứng tốt.Ván gỗ nguyên tấm nên chống cong vênh hiệu quả.Lớp melamine giúp bảo vệ bề mặt gỗ, giúp chống côn trùng, chống trầy xước.Giá thành tiết kiệm hơn MDF, thường được sử dụng trong sản phẩm nội thất bình dân.Sở hữu bảng màu sắc hiện đại và đa dạng.Cấu tạo gồm bột gỗ, sợi gỗ được ép lại với keo nên mức độ cách âm và cách nhiệt tốt.Không bị mẻ cạnh khi gia công.Có thể dễ dàng tạo được dáng cong theo thiết kế.Bề mặt của MDF có độ bám tốt, dễ dàng phủ nhiều loại chất liệu Melamine, Laminate,…
Nhược điểmQuá trình gia công dễ bị mẻ cạnh, mất tính thẩm mỹ.Không sử dụng được cho những thiết kế có độ cong.Dăm gỗ được kết dính bằng các loại keo và phụ gia nên thải ra khí Formaldehyde, có thể gây hại cho sức khỏe.Chịu lực theo phương thẳng đứng kém.Thải ra khí Formaldehyde, ở nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.Giá thành cao hơn gỗ MFC, thường được ứng dụng trong nội thất cao cấp.
Ưu nhược điểm gỗ MFC và MDF

2. So sánh giá gỗ MFC và MDF

Gỗ MDF và MFC cái nào đắt hơn? Nhìn chung, cả hai loại gỗ này thường được bán theo tấm, giá còn phụ thuộc vào phân loại và chất liệu phủ bề mặt.

Gỗ được phủ Melamine sẽ có giá tiết kiệm hơn so với Acrylic hay Catania Laminates,…

Tuy nhiên, xét mặt bằng chung, MDF có giá thành cao hơn. Bởi loại gỗ này sử dụng các sợi gỗ, bột gỗ nên mật độ gỗ nhiều hơn. Đồng nghĩa, gỗ MDF có khối lượng nặng hơn, độ cứng và chịu lực tốt hơn MFC.

3. Ứng dụng của gỗ MFC và MDF

Mỗi loại gỗ đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau trong đời sống.

Với đặc tính chịu lực tốt theo phương thẳng đứng cùng bề mặt phủ melamine chống trầy xước tốt, gỗ MFC phù hợp với các thiết kế dạng khối phẳng, đơn giản, ít chịu lực theo hướng ngang. Các vật dụng thường làm từ gỗ MFC như: Bàn làm việc văn phòng, tủ tài liệu, vách ngăn,…

Bên cạnh đó, gỗ MDF lại được ưu tiên lựa chọn cho những thiết kế có dạng khối phức tạp (vd: thiết kế dạng cong, …), cần mức độ chịu lực tốt hơn.

Loại gỗ này phù hợp để thiết kế các vật dụng được sử dụng thường xuyên như: Giường, kệ sách, tủ quần áo,… Các sản phẩm này cũng có thể sử dụng gỗ MFC để có giá thành tiết kiệm hơn, tuy nhiên chất lượng sẽ kém và thời hạn sử dụng không bền.

Gỗ MFC và MDF đều được ứng dụng trong những nơi có độ ẩm cao như nhà bếp, tủ đựng ly tách, nhà vệ sinh,… Bởi cả hai loại gỗ này đều có chứa thành phần chống ẩm chuyên biệt. 

Cả hai loại gỗ này đều sở hữu những ưu điểm vượt trội, là chất liệu được sử dụng phổ biến trên thị trường nội thất hiện nay. Đối với mỗi loại nội thất, từng loại gỗ sẽ phát huy tối đa ưu điểm riêng của chúng nên sẽ rất khó để nhận định gỗ MFC hay MDF tốt hơn.

cua go mfc la gi
Cửa gỗ MFC
Cửa gỗ MDF

Qua bài viết trên, Việt Đức Home hy vọng đã mang đến cho quý khách hàng những thông tin bổ ích về gỗ MFC và MDF từ khái niệm cơ bản, so sánh và nhận biết loại gỗ nào tốt hơn để có sự lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của bạn.

Chúc quý khách hàng sẽ lựa chọn được cho mình những sản phẩm nội thất gỗ tốt và phù hợp nhất nhé!

Liên hệ ngay với Việt Đức Home để chúng tôi có thể hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng sớm nhất có thể!

Với sứ mệnh “Tạo ra những sản phẩm kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ cao”, chúng tôi luôn không ngừng nâng cấp chất lượng sản phẩm hoàn thiện và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng. Việt Đức Home cam kết:

  • Toàn bộ sản phẩm được sản xuất trực tiếp không qua đơn vị trung gian, bằng hệ thống máy móc 100% nhập khẩu từ Đức.
  • Miễn phí lắp đặt hoặc giảm giá trực tiếp nếu quý khách hàng không yêu cầu vận chuyển, lắp đặt.
  • Giá cả cạnh tranh, dịch vụ tư vấn chăm sóc bảo hành tận tâm, chuyên nghiệp.

Đừng ngần ngại liên hệ Việt Đức Home để được tư vấn và báo giá chính xác nhất cho sản phẩm bạn quan tâm nhé:

  • Email: info@vietduchome.vn
  • Hotline: 0888.223.779
  • Showroom 1: 69 Đường Liên Phường, Phường Phước Long B, Quận 9, TP.HCM.
  • Showroom 2: 330 Đường Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM.
  • Nhà máy: 364B, KP. Bình Thung 1, Phường Bình An, TX. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *