Hướng dẫn thi công cửa gỗ công nghiệp

Việt Đức Home sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho khách hàng về quy trình thi công cửa gỗ công nghiệp an toàn, hiệu quả.

Cửa gỗ công nghiệp là dòng sản phẩm hiện đại, có giá thành rẻ và đang trở thành xu hướng chọn lựa của nhiều khách hàng hiện nay. So với việc sử dụng các loại cửa gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm, chọn lựa sử dụng cửa gỗ công nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi thế về chất lượng và giá cả.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng, trước hết, khách hàng phải hiểu rõ quy trình thi công cửa gỗ công nghiệp chi tiết nhất. Hiểu được nhu cầu này, Việt Đức Home xin gửi đến bạn đọc những hướng dẫn chi tiết nhất về việc thi công cửa gỗ công nghiệp đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé!

Cửa gỗ công nghiệp

Cửa gỗ công nghiệp
Cửa gỗ công nghiệp

Cửa gỗ công nghiệp là sản phẩm có cấu tạo phần lớn từ loại gỗ công nghiệp, cùng với các chất phụ gia đặc biệt. Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp thường từ các loại bột gỗ, gỗ thừa, gỗ vụn,…được nghiền nhỏ, tẩm keo kết dính và hòa trộn với các chất phụ gia, sau đó đem nén dưới áp lực lớn để tạo nên những tấm gỗ đa dạng về kích thước.

Cửa gỗ công nghiệp hiện nay cũng có sự đa dạng về chủng loại, có thể kể đến một số sản phẩm phổ biến nhất hiện nay như:

  • Cửa gỗ công nghiệp Melamine hoặc Laminate
  • Cửa gỗ công nghiệp MDF
  • Cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer
  • Cửa gỗ công nghiệp HDF sơn màu

Tính năng nổi bật của cửa gỗ công nghiệp

Sở dĩ cửa gỗ công nghiệp nhận được nhiều sự ưa chuộng của khách hàng hơn hẳn các dòng cửa gỗ khác là bởi:

  • Đây là dòng cửa gỗ có phân khúc giá tầm trung, thấp hơn rất nhiều so với các mẫu cửa gỗ tự nhiên hiện nay. Do đó, nhiều khách hàng có thể sở hữu được những mẫu cửa gỗ chất lượng mà không phải tiêu tốn nhiều chi phí.
  • Gỗ công nghiệp đã được xử lý chống thống, chống cong vênh, chống mối mọt tốt, lại được hòa trộn thêm nhiều chất phụ gia nên có độ bền bỉ cực cao, và có thể sử dụng lâu dài đến hàng chục năm.
  • Cửa gỗ công nghiệp được phủ bên ngoài bằng những lớp Melamine, Laminate, Veneer hoặc được phủ sơn màu,… Do đó, khách hàng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho không gian sử dụng.
  • Sản phẩm có kết cấu từ bột gỗ, gỗ vụn,… nên có trọng lượng khá nhẹ, vô cùng tiện lợi cho việc lắp ráp và thi công
  • Bề mặt cửa gỗ được xử lý nhẵn, bóng nên việc vệ sinh và lau chùi sản phẩm cũng vô cùng dễ dàng.
Tính năng nổi bật của cửa gỗ công nghiệp
Tính năng nổi bật của cửa gỗ công nghiệp

Hướng dẫn thi công cửa gỗ công nghiệp an toàn và hiệu quả

Sau đây là quá trình thi công cửa gỗ công nghiệp chi tiết nhất, quý khách hàng nên tham khảo để có thể thi công cửa gỗ công nghiệp hiệu quả và an toàn nhé!

Đo đạc và kiểm tra kích thước của ô chờ cửa

Trước hết, cần phải kiểm tra kích thước bên trái, bên phải và chiều cao của cửa. Trong một số trường hợp cần thiết còn cần phải kiểm tra độ dày, mỏng, độ phẳng của tường.

Kích thước ô chờ cửa phải lớn hơn kích thước khuôn của cửa gỗ công nghiệp, độ lớn hơn về chiều rộng là khoảng 20 mm (+- 10 mm), độ lớn hơn về chiều cao là 10 mm (+- 5 mm). Những kẽ hở giữa khuôn cửa và ô chờ sẽ được dùng để bơm keo bọt nhằm kết dính khuôn cửa vào bề mặt tường.

Đo đạc và kiểm tra kích thước của ô chờ cửa
Đo đạc và kiểm tra kích thước của ô chờ cửa

Thi công, cố định phần khuôn ngang và khuôn đứng của cửa

Tiến hành bắn đinh gá 2 khuôn đứng và ngang của cửa gỗ công nghiệp sao cho vuông góc với nhau, sau đó dùng vít để cố định bộ khuôn cửa. Chân khuôn được khóa bằng thanh giằng gỗ. Sau đó, cẩn thận lắp phần gioăng cao su vào trong khuôn cửa.

Thi công, cố định phần khuôn ngang và khuôn đứng của cửa
Thi công, cố định phần khuôn ngang và khuôn đứng của cửa

Lắp khuôn lên trên tường

Tiến hành dựng khuôn vào vị trí thi công. Sau đó, sử dụng các chêm gỗ để định vị khuôn cửa và giữ thăng bằng. Tiếp đến, tiến hành xịt keo bọt nở xung quanh khuôn cửa để kết dính về phần tường. Sau khi keo đã khô, tiến hành gọt bớt phần keo thừa, sau đó tháo bỏ các chêm gỗ.

Đục bản lề và tiến hành lắp cửa lên trên khuôn

Sau khi bản lề được gắn vào cánh, sẽ tiến hành chèn cánh vào bên trong khuôn cửa. Sau quá trình tìm kiếm vị trí cho cánh cửa, sẽ tiến hành bắt bản lề để cố định cánh cửa vào khuôn.

Đục bản lề và tiến hành lắp cửa lên trên khuôn
Đục bản lề và tiến hành lắp cửa lên trên khuôn

Lắp thêm bộ phận khóa và các phụ kiện

Từ những vị trí khóa xác định trên cánh cửa, người thợ sẽ tiến hành đối chiếu với ổ khóa và lắp đặt miệng khóa lên trên khuôn cửa. Sau đó, đóng và mở cửa để kiểm tra độ khớp của khóa.

Lắp thêm bộ phận khóa và các phụ kiện
Lắp thêm bộ phận khóa và các phụ kiện

Lắp nẹp lên trên khuôn cửa

Nẹp sẽ được cố định trên khuôn cửa nhờ keo dính hoặc đinh cố định. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, nên sử dụng keo silicon để che phủ các khuyết điểm giữa nẹp và tường.

Lắp nẹp lên trên khuôn cửa
Lắp nẹp lên trên khuôn cửa

Vệ sinh sau khi thi công cửa gỗ công nghiệp

Vệ sinh sau khi thi công cửa gỗ công nghiệp
Vệ sinh sau khi thi công cửa gỗ công nghiệp

Sau khi kiểm tra tổng thể bộ cửa gỗ, quá trình thi công cửa gỗ công nghiệp sẽ kết thúc bằng việc vệ sinh sản phẩm. Bạn có thể sử dụng khăn ướt hoặc vải tẩm nước để lau sạch các hạt bụi bẩn bám trên bề mặt cửa để đảm bảo vệ sinh và giúp cửa gỗ trông sáng bóng hơn.

Việt Đức Home hy vọng với những chia sẻ trên đây, quý khách hàng có thể hình dung được quy trình thi công cửa gỗ công nghiệp an toàn và phù hợp với tiêu chuẩn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *